Chuyển đến nội dung chính

Thức Ăn Thủy Sản Là Gì ? Những Điều Cần Biết.


Thủy sản là sản phẩm mà con người có thể khai thác, nuôi trồng và thu hoach từ môi trường nước.
Từ nguồn sản phẩm đó, con người có thể sử dụng như một nguyên liệu hoặc bán trên thị trường với dạng sản phẩm tươi sống.
Những loại sản phẩm thủy sản Việt Nam có sản lượng thủy sản, giá trị xuất khẩu cao như là: tôm,ngao, mực, cá bơn, cá trích, hàu, sò huyết,.. Đây là những loại thủy sản thông dụng, đã và đang được các Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nuôi trồng, khai thác đánh bắt .
Bên cạnh lựa chọn con giống thuỷ sản, Yếu tố quan trọng trong quá trình này là quy trình nuôi và cho ăn. Thế nên, thức ăn thủy sản đóng góp vô cùng quan trọng.
Tình hình hiện tại của ngành Thủy sản Việt Nam được Trung Quốc cho phép xuất khẩu là các loại cá, ngao trắng, ngao hoa, nghêu lụa . Đó là một trong rất nhiều nguồn lợi thủy sản Việt nam sỡ hữu. Và bản thân ngành thủy sản Việt Nam ngày càng siết chặt quy trình quản lý và khai thác thủy sản, đòi hỏi cao hơn về thức ăn thủy sản và nhân giống để đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng con giống.
Việt Nam là một trong những nước có lượng thủy sản lớn và có tiềm năng. Nguồn thủy sản tại nước ta được những quốc gia khác đầu tư khai thác và thu mua với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.
Các bạn có thể theo dõi và cập nhật tin tức thủy sản trên các trang thương mại điện tử như:

Báo mới- mục Thủy sản. 
Navifeed.

Thức ăn thủy sản là gì?

Nuôi trồng thủy sản gồm các hoạt động xây ao, cho ăn, nhân giống, đánh bắt, thu hoạch và chế biến.
Trong đó, cho ăn và nhân giống là 2 bước cơ bản và quan trọng nhất quyết định đến sản lượng và chất lượng thủy sản. Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp thức ăn dinh dương, thành phần có lợi cho sự phát triển của các động vật thủy sản.
Thức ăn thủy sản được bổ sung vào vật nuôi ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến và bảo quản.Các loại thức ăn này bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung và các sản phẩm bổ sung vào môi tường nuôi. Khi bổ sung vào, môi trưởng nuôi thủy sản được cải thiện và tăng hiệu quả nuôi trồng hơn.
Mối nguy gây mất an toàn thực phẩm là điều kiện sản xuất không phù hợp hoặc trong sản phẩm có chứa các tác nhân vật lý, hóa học hoặc sinh học có khả năng gây hại đến sức khỏe và tính mạng của thủy sản lẫn người sử dụng.

Phân loại thức ăn:

Thị trường thủy hải sản Việt Namchia thức ăn thủy sản ra 4 nhóm chính và Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản khác nhau là: Thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo, thức ăn tự chế ,thức ăn tươi sống.
  • Thức ăn tươi sống: là các loại thức ăn chưa qua chế biến, tươi sống như tôm cá tạp, ốc, cua, giun,..
  • Thức ăn tự nhiên: là những loại sinh vật sống và phát triển tự nhiên trong cùng môi trường với thủy sản như các sinh vật phù du, rong tảo,..
  • Thức ăn tự chế; đây là nguồn thức ăn do chính người nuôi trồng thủy sản chế biến, phối chế từ nguồn nguyên liệu có sẵn tạo địa phương, quy trình chế biến thường đơn giản và có dạng ẩm.
  • Thức ăn nhân tạo: ở dạng thức ăn khô hoặc thức ăn viên. Các loại cá được ăn thức ăn nổi còn các loại thủy sản giáp sác được sử dụng thức ăn chìm.
Ngành chế biến thức ăn thủy sản đòi hỏi Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản tươi sạch, đảm bảo . Ngoài ra còn đòi hỏi các thiết bị công nghệ cao như là : máy nghiền, máy trộng bột và máy ép viên.
Bột cá là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi lẫn nuôi trồng thủy sản. cá, nguyên liệu tươi sống, phụ gia sẽ cung cấp cho động vật thủy sản đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng trưởng. Ví dụ là: muối khoáng, vitamin, protein, acid amin, lipid, acid béo, năng lượng và carbonhyrate,..
Hiện tại, Sodium butyrate là một trong vài chất phụ gia có tiềm năng được đưa vào thức ăn thủy sản, mục đích ngăn chặn những tác đọng bất lợi cho các loài vật nuôi. Tiến hành cho thủy sản ăn thức ăn kèm với Sodium butyrate sẽ giúp ích cho đường ruột.
Các loại phụ gia như nấm men,vitamin. thảo dược, peptide và sản phẩm phụ động vật được thêm vào thức ăn thủy sản. Tác dụng hữu ích của các chất phụ gia là tạo mùi, kích thích tiêu hóa, tạo kết dính,, cải thiện hệ miễn dịch chống vi khuẩn và kháng oxy hóa. Phụ gia trong thức ăn nuôi trồng thủy sản còn được gọi là “ thực phẩm thông minh ” vì công dụng vượt trội của nó đối với ngành nuôi trồng.

Trong quá trình nuôi, cùng một môi trường sống và các đặc tính của thủy sản, biện pháp kỹ thuật.. thi nguồn thức ăn cung cấp chiếm 50-75% chi phí. Nguồn thức ăn thủy sản chất lượng hay không, bổ sung đầy đủ hay không có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thủy sản.Cung cấp đủ lượng và chất thức ăn, năng suất thủy sản gia tăng và còn có thể giảm các loại chi phí khác.

Bảo quản thức ăn thủy sản

Đây là bước cuối cùng trước khi cung cấp cho đối tượng nuôi trồng.

Qúa trình lưu trữ thức ăn thủy sản có thể gây hư hại , ảnh hưởng đến chất lượng và sản phẩm, nguyên nhân hư hại có thể do các nguyên nhân: quá trình oxy hóa, vi khuẩn tác động, côn trùng và các loại gặm nhấm. những biến đổi hóa học trong quy trình lưu trữ.
Nguyên tắc bảo quản thức ăn thủy sản gồm có:
  • Tùy loại thức ăn sẽ chọn địa điểm cất giữ khác nhau.
  • Không đặt dưới sàn nhà, không dựa vào tường.
  • Đảm bảo 100% không chạm đến nước, vì d=sẽ ảnh hưởng nhiệt độ của sản phẩm, chống ẩm.
  • Sử dụng biện pháp hạn chế ảnh hưởng, quấy phá của nấm mốc, các loại côn trùng.
  • Qúa trình bảo quản không hề tăng chất lượng sản phẩm, chỉ có tác dụng hạn chế nguy cơ hư hỏng,kéo dài thời gian giảm phẩm chất của sản phẩm.
  • Lưu trữ tủ đôngcũng là 1 hình thức phổ biến đối với các loại thức ăn thủy sản tươi sống và tự chế.

Tiêu chuẩn:

Trước khi được công bố và lưu thông trên thị trường nông sản , thức ăn thủy sản phải trải qua các kiểm định, giám sát chặt chẽ về số lượng và chất lượng.

Các tiêu chuẩn để được công nhận là thức ăn thủy sản như là:
  • Địa điểm sản xuất thức ăn nằm trong khu vực không bị ô nhiễm, không chất độc hạ, hóa chất.
  • Sở hữu nhà xưởng với các trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn.
  • Được kiểm định chất lượng trong quá trình sản xuất,
  • Áp dụng kiểm định và an toàn sinh học.
  • Nhà xưởng sản xuất thức ăn thủy sản có đủ lượng kỹ thuật viên được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh thủy sản, công nghệ thực phẩm.
Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều quy định về thức ăn thủy sản trong bộ Luật Thủy sản 2007.

Triển vọng ngành thức ăn thủy sản Việt Nam:

Năm 2010, cùng với dịch bệnh và điều kiện thiên nhiên bất ổn, ngành nuôi trồng và thức ăn thủy sản gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Ngoài ra , tình hình giá nguyên liệu tăng cao, bắt buộc giá thức ăn thủy sản tăng theo và ảnh hưởng đến doanh thu ngành thức ăn thủy sản.
Sau đó, thị trường thức ăn chăn nuôi, thủy sản có những chuyển biến tốt, thị trường mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài và trong khắp cả nước.Hàng năm, nuôi trồng thủy sản tăng đóng góp cho sản xuất thủy sản toàn cầu.
Ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam đã tạo ra 110,2 triệu tấn trong năm 2016, trị giá 243,5 tỷ USD và chiếm 53% nguồn cung thủy sản thế giới. Theo dữ liệu của FAO, 90% khối lượng sản xuất được sản xuất ở châu Á.
Tại phương Tây, Đông Nam Á và cả Việt Nam, thức ăn thủy sản được nhập và sử dụng rộng rai cho tất cả các loại nông sản với mức giá hợp lí và chất lượng đảm bảo.
Năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 9 tỷ USD, tăng 8,4%. Mục tiêu của toàn ngành thủy sản là sẽ cán mốc 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2019. Xuất khẩu cá tra cá basa, cá chép ,... đều mang lại lợi nhuận và cơ hội phát triển cho ngành nôn sản Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, đã có sự vào cuộc mạnh mẽ của người chăn nuôi, chính quyền và đặc biệt là các doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị khép kín. Ta có thể nhận thấy triển vọng ngành thủy sản năm 2019-2020 rất cao, kéo theo nhu cầu sử dụng thức ăn càng lớn.
Nuôi trồng thủy sản vừa phát triển vừa trưởng thành. Những xu hướng mới nổi này cho thấy nông dân, nhà sản xuất thức ăn và nhà đầu tư có thể lập kế hoạch và chuẩn bị cho năm tới.

Danh sách các công ty thức ăn thủy sản:

NAVIFEED là nhà phân phối thức ăn con giống thuỷ sản hàng đầu để góp phần tạo ra thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thủy sản Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị kinh doanh, thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm. Cung cấp cho nhà nuôi trồng     những kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, con giống và thức ăn đảm bảo nhất.
Ngoài ra, Việt Nam là đất nước cực kỳ tiềm năng về thủy sản, cùng với đó là nhiều doanh nghiệp địa phương uy tín, phục vụ như cầu đánh bắt, nuôi trồng thủy sản như:
  • Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Tiến Đại Phát.
  • Bột Mì Uni-President - Công Ty TNHH Uni-President Việt Nam.
  • Afiex - Công Ty CP XNK Nông Sản Thực Phẩm An Giang.
  • Công Ty TNHH Minh Hiếu - Hưng Yên.
  • Việt Thắng Feed - Công Ty CP Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng.
  • Công Ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu (VN)
-------------------------------------


Thông thin tham khảo :

Nhận xét